Nói chung, mục đích của DMCA là để bảo vệ các quyền của chủ sở hữu, quyền tác giả và cả người tiêu dùng. Đạo luật DMCA phù hợp với World Intellectual Property Organization (WIPO) Copyright Treaty and the WIPO Performances and Phonograms Treaty hay còn gọi là Hiệp ước bản quyền của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Hiệp ước biểu diễn và ghi âm của WIPO, cả hai đạo luật này đều đã được phê duyệt hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới vào năm 1996. Và Việt Nam không phải là ngoại lệ!
DMCA, một trong những công cụ giúp chúng ta có khả năng lấy lại được công bằng trong thời đại kỹ thuật số
Thực sự chưa có một chế tài thực sự nào cho các vấn đề vi phạm này, vì môi trường internet quá bao la và rộng lớn, dẫn đến việc thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát các giá trị tạo ra. Việc người này tạo giá trị và người kia ăn cắp là chuyện xảy ra như cơm bữa, khó lòng mà ngăn chặn.
Nhưng, trước nguy cơ vi phạm và xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng ăn sâu và là mối nguy hại cho cộng đồng. WIPO và chính phủ Mỹ đã tạo ra bộ luật bản quyền DMCA này, với hy vọng có thể chống lại được các vấn đề vi phạm bản quyền nội dung số như Bài viết, ca khúc, video, hình ảnh...các thông tin cá nhân...tuy đạo luật DCMA này còn có nhiều hạn chế, nhưng trước mắt, nó cũng đã hạn chế và đòi lại công bằng một phần nào đó cho cộng đồng.
Một website ở Việt Nam bị phạt vì DMCA. Ở các bài viết sau, các bạn sẽ biết website bị phạt ở trên là gì? Vì sao website này bị phạt và cách gỡ nó như thế nào?
Nhưng cái gì cũng có chu kỳ và những giá trị cốt lõi của nó, nó sẽ trở về với giá trị tự nhiên và lẽ phải. Và đạo luật DMCA này chính là công lý, dần dần sẽ sắp xếp internet, nội dung số...theo đúng trật tự của nó. Tuy còn sơ khai, nhưng tương lai sẽ được củng cố vững chắc.
Để tìm hiểu thêm về DMCA, chúng ta sẽ đón đọc qua các bài sau đề hiểu rỏ nguyên lý hoạt động của DMCA và cách để khiếu kiện, khiếu nại bản quyền internet lên với Google và WIPO bạn nhé! Nhớ đón đọc tại DuongTroc!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét